Mẹo làm sạch xoong, nồi inox
Những vết cáu bẩn trên nồi sẽ làm ảnh hưởng đến mùi vị của món ăn và gây mất thẩm mỹ trong căn bếp của bạn. Chỉ với giấm, chanh, nước rửa chén, khăn mềm... là bạn có thể giải quyết được chúng.
Ảnh minh họa |
- Trộn 1 phần dầu thực vật với 1 phần nước và 2 phần giấm trắng. Lắc đều trước khi sử dụng, rồi phun lên bề mặt chà sát và rửa sạch. Bạn có thể thêm 10 đến 15 giọt nước chanh, cam hoặc vani với những vết bẩn cứng đầu.
- Rửa nồi với nước xà phòng nóng.
- Lấy nước tẩy rửa rồi xịt lên bề mặt nồi, đánh bóng bằng một miếng vải sạch, khô.
- Khi dưới đáy nồi xuất hiện các vết bẩn, ố vàng, chúng ta có thể dùng giấm, chanh để chà rửa cho sạch.
- Khi nấu đồ ăn có những lúc lỡ tay quá lửa sẽ để lại các vết cháy, chúng ta có thể rửa vết cháy một cách dễ dàng bằng cách cho một ít bột nở lên trên mặt nồi bị cháy. Cho nước vào vừa ngập chỗ vết cháy và đun từ từ cho đến khi chỗ bị cháy khét tróc ra khỏi mặt nồi.
- Nồi chảo inox có thể bị biến màu có ánh màu xanh sau khi rửa. Sự biến màu này là lớp bảo vệ bề mặt đối với một số chất có trong thực phẩm hoặc trong các loại nước rửa chén. Lớp bảo vệ này không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng của inox. Để tẩy các vết đổi màu này chúng ta chỉ cần dùng giấm hoặc chanh chà sát lên bề mặt.
- Nếu trong nước có quá nhiều chất vôi, bề mặt theo ngày tháng có thể sẽ bị vôi đóng lên làm loang lổ. Chỉ cần dùng chanh hoặc giấm là có thể làm nồi lại sạch như trước. Lưu ý, khi rửa xoong nồi, nên dùng khăn lau khô để tránh các vệt vôi bám lại trên bề mặt.
Tiện lợi với khuôn gói giò bằng inox
Vào dịp lễ tết, giỗ chạp, món giò thường rất quen thuộc với các gia đình Việt Nam. Để gói giò, người ta thường dùng lá chuối, mo cau… và không phải ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, do nhu cầu và sự tiến bộ về kỹ thuật, nhiều loại khuôn gói giò bằng kim loại đã được sản xuất, tiện lợi cho người dùng.
Hiện nay trên thị trường đang bày bán nhiều loại khuôn giò xào, giò lụa. Người bán nói đó là inox 100% và tương ứng với độ dày, độ cao, đường kính... mà mỗi sản phẩm có giá khác nhau.
Thông thường là các sản phẩm có độ dày 1mmm, cao 15 cm, 17 cm và 27 cm. Giá của loại cao 15 cm từ 80.000 - 100.000 đồng/sản phẩm. Loại cao 17 cm có giá từ 130.000 đồng - 150.000 đồng/sản phẩm. Loại cao 27 cm có giá từ 150.000 - 180.000 đồng/sản phẩm.
Gói giò bằng khuôn đúc sẵn tiện lợi và nhanh gọn. Ảnh: N. Nam
Các khuôn gói giò này có thể dùng để gói giò lụa, giò bò, giò gà, giò cá, giò xào… những món ăn truyền thống, quen thuộc với người Việt, nhất là trong các ngày lễ, tết, giỗ chạp.
Chị Phan Thị Hà - bán hàng gia dụng tại chợ Đồng Xuân, cho biết vì giá rẻ, tiện lợi nên nhiều nhà mua khoảng 2 bộ, tương ứng với 2 kích cỡ khác nhau. Có người còn mua cho bố mẹ, anh em để dùng cho tiện.
"Khoảng 2 năm nay, khuôn gói giò bằng "inox" được bày bán nhiều. Vào năm 2011, giá các loại khuôn này cao hơn vì hàng chưa có nhiều. Do nhu cầu người dân nên gần đây các cơ sở sản xuất hàng loạt, nhiều sản phẩm có độ sáng bóng cao, sạch sẽ, an toàn nên người dùng rất ưa chuộng", chị Hà cho biết.
Theo chị Nguyễn Thị Dung - ở Khương Trung - Hà Nội, trước đây để gói được một cây giò, vợ chồng chị thường rất bận rộn, nhất là khâu tìm bao gói khó khăn. Có khi không kiếm được lá chuối, mo cau chị phải dùng cả giấy nilon, vỏ bao tải để cuộn. Dù biết rằng làm như vậy sẽ không vệ sinh nhưng không có cách nào khác.
"Gần đây thấy bán nhiều khuôn gói giò, thật may mắn vì chỉ cần chế biến nguyên liệu xong là đưa vào khuôn, nén một lúc cho nguội hẳn rồi đưa vào tủ lạnh để. Giá các loại khuôn đó không cao nên mình mua cho cả đứa em và bố mẹ để dùng cho tiện", chị Dung nói.
Tuy nhiên, theo chị Lê Thị Tám - nhân viên một nhà hàng ở Mễ Trì - Từ Liêm (Hà Nội), nếu gói bằng khuôn gói giò kim loại, giò thường không mịn như gói bằng lá chuối, mo cau. Hơn nữa, bản thân mo cau và lá chuối có mùi thơm đặc trưng, khi đưa vào luộc hoặc tiếp xúc với thức ăn nóng, không những đảm bảo vệ sinh mà còn có mùi thơm khác biệt so với gói giò bằng khuôn kim loại.
"Chỉ khi nào có nhu cầu dùng nhiều mới sử dụng đến khuôn gói giò bằng kim loại. Nhưng mỗi lần như vậy thường phải rất cẩn thận, tỷ mỉ để đảm bảo có giò chất lượng tốt, an toàn, đẹp", chị Tám cho biết.
Theo các chuyên gia y tế, khuôn giò cũng có nhiều loại khác nhau. Trong đó, có những sản phẩm là inox thật hoặc tỷ lệ inox cao. Tuy nhiên, lo ngại nhất là có một số các nhà sản xuất, gia công sử dụng nhôm, gang, hoặc các loại sắt để chế biến khuôn giò rồi tráng inox lên trên. Làm như vậy sẽ đem đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe người dùng, nếu quá tin tưởng sản phẩm là inox thật. Để đảm bảo chúng ta nên tìm đến những nhà cung cấp sản phẩm inox uy tín và mua tận nơi sản xuất, Nếu cẩn thận hơn nữa thì khi làm do chúng ta có để dùng một lớp lá chuối mỏng lót bên ngoài, vừa đảm bảo an toàn, vừa cho giò có hương vị thơm tự nhiên từ lá chuối.
Chúc các bạn vui vẻ và ăn ngon !
Cách phân biệt Inox mạ và inox xịn
Cũng là cái bát, cái nồi inox nhưng giá cả có thể chênh lệch nhau rất nhiều lần. Người tiêu dùng nếu không tinh ý, tìm hiểu kỹ nhà cung cấp khi mua thì vừa phí tiền lại rước độc hại vào người...
So Sánh Inox 304 và inox 201
Trong tình hình giá của Niken tăng liên tục thì những dòng Inox chứa hàm lượng Niken thấp, giá cả thấp và ổn định mang lại sự hấp dẫn thực sự. Và Inox 201 là một lựa chọn phù hợp, mác Inox ngày càng được dần chiếm được nhiều thị trường, những nơi mà Inox 304 và Inox 301 là lựa chọn chủ yếu. Inox 201 có giá cả thấp và ổn định là do dùng Magan để thay thế cho Niken